Các thuật ngữ cần biết khi gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển

- TIN MỚI
Các thuật ngữ cần biết khi gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển

Các thuật ngữ cần biết khi gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển

Dù bạn thường xuyên hay mới lần đầu gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển, liệu bạn đã nắm rõ hết tất cả những thuật ngữ hay xuất hiện trong báo giá, hợp đồng vận chuyển chưa? Cùng Myway Cargo giải nghĩa tất cả những cụm từ quen thuộc này để đảm bảo bạn hiểu rõ hợp đồng, yên tâm quyền lợi vận chuyển của mình nhé.

Các điều kiện Incoterms sử dụng khi gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển:

Cần hiểu rõ các Incoterms khi gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển

Cần hiểu rõ các Incoterms khi gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển

Incoterms dịch ra có nghĩa là Điều khoản thương mại quốc tế, nhằm quy định rõ ràng nơi hàng hóa được gửi đi và gửi đến. Incoterms trong gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển thường có 4 điều khoản chính bạn nên nắm rõ:

EXW, hoặc ExWorks:

Có lẽ bạn sẽ thấy quen thuộc hơn với cụm “Giao hàng tại xưởng”, đó chính là EXW. Điều khoản này có nghĩa bên bán sẽ đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của bên mua ngay tại cơ sở của bên bán hoặc một vị trí kho bãi, cảng nào đó đã được chỉ định từ trước.

Với điều khoản này, người bán không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc bốc dỡ hàng hóa hay làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Người mua sau khi nhận bàn giao hàng sẽ tự xử lý những đầu việc này.

Vì vậy, nếu bạn chưa quen thuộc với việc gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển, không có nguồn lực bốc xếp hoặc không có thời gian làm hàng loạt các thủ tục hải quan, bạn nên chọn điều kiện giao hàng khác thay cho EXW.

FOB:

Là viết tắt của cụm từ Free on Board. Với điều kiện này, người bán sẽ phải giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định, cung cấp chứng từ chứng minh hàng đã được đặt thực sự trên tàu, lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất. Từ lúc này trở đi, trách nhiệm chuyển hoàn toàn sang phía người mua.

Người mua sẽ phải thuê phương tiện vận tải quốc tế (cụ thể là tàu biển) sang nước người bán lấy hàng, làm thủ tục nhập hàng, thông quan hải quan đi tàu cập cảng đến và tự bốc dỡ, chịu phí chuyển về kho của mình.

CIF:

Viết tắt của COST - INSURANCE - FREIGHT có nghĩa là Giá thành - Bảo hiểm - Cước phí. Nếu trong báo giá ghi CIF có nghĩa giá bán đã bao gồm giá thành sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm.

DAP / DDU:

Điều khoản này có nghĩa bên bán phải thanh toán tất cả cước phí vận chuyển cũng như “bao” mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa giao đến tay người mua. Phần phí này chưa bao gồm thuế nhập khẩu. Với DAP, bên mua tự chịu phí bốc dỡ khi hàng đến nơi.

Khi gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển, các chủ hàng có thể sử dụng đơn vị vận chuyển người bán cung cấp, hoặc tự thuê đại lý vận chuyển. Nếu dùng dịch vụ vận chuyển của bên bán, thường bạn sẽ được đề xuất điều khoản EXW hoặc FOB.

Nếu tự thuê đại lý vận chuyển, các công ty này sẽ có những phương án riêng cho bạn để chuyển hàng đúng yêu cầu, giá thành hợp lý và đảm bảo an toàn nhất.

Gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển: Chọn LCL hay FCL?

Bảng dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và dễ dàng so sánh nên chọn LCL hay FCL khi cần gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển:

 

FCL

LCL

Định nghĩa

  • Vận chuyển riêng biệt.
  • Hàng của bạn được đóng riêng 1 container, không ghép chung với bất kỳ ai.
  • Đóng hàng lẻ.
  • Nhiều hàng hóa lẻ của các lô hàng nhỏ được đóng chung vào cùng 1 container để chia sẻ chi phí vận chuyển.

Ưu điểm

  • Thời gian vận chuyển nhanh.
  • Hạn chế mất mát, đổ vỡ, hỏng hóc vì container được đóng riêng kỹ lưỡng, niêm seal cẩn thận trước khi chuyển đi.
  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển.
  • Rất linh hoạt khi bạn có những đơn hàng nhỏ hoặc kinh doanh nhỏ.

Loại hàng phù hợp

  • Hàng quá khổ, hàng cần bảo quản lạnh, hàng hóa nguy hiểm.
  • Hàng hóa chiếm hơn 50% thể tích container 20 feet.
  • Là hàng hóa nhỏ, dễ bảo quản, không dễ hỏng, vỡ khi vận chuyển
  • Hàng hóa chiếm ít hơn 50% thể tích container 20 feet

Lưu ý

  • Chọn loại container phù hợp với kích thước hàng nếu hàng hóa của bạn thuộc nhóm cồng kềnh.
  • Chú ý đóng gói, chèn lót hàng hóa cẩn thận tránh hỏng hóc.
  • Chọn LCL khi bạn không cần hàng gấp vì thời gian vận chuyển lâu hơn FCL

Với bất kỳ hình thức vận chuyển nào, tốt nhất nên đảm bảo quy cách đóng gói hàng hóa để hàng đến nơi an toàn, nguyên vẹn nhé.

B/L trong gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển là gì? Vai trò?

B/L - đơn giản chính là Seaway Bill, vận đơn đường biển liệt kê toàn bộ hàng hóa có mặt trên một chuyến tàu để giao đến tay người nhận.

Vận đơn có vai trò tương đối quan trọng khi là chứng nhận hàng hóa đang được vận chuyển cũng như công nhận quyền sở hữu hàng hóa của người giữ bill. Dù bạn vận chuyển FCL hay LCL, nhà vận chuyển vẫn phải cung cấp đầy đủ Seaway Bill cho bạn.

Trong trường hợp đối tác vận chuyển chưa cung cấp Seaway Bill, cần yêu cầu họ làm ngay để đảm bảo quyền lợi của mình.

Myway Cargo là đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa 2 chiều Việt - Đức và mua hộ hàng Đức uy tín trên 20 năm. Chúng tôi luôn giải thích cặn kẽ các điều khoản, tư vấn phương án giao hàng có lợi nhất cho khách hàng cũng như cung cấp đầy đủ giấy tờ, chứng từ cần thiết.

Để được tư vấn dịch vụ gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng đường biển cụ thể hơn, hãy liên hệ với hotline 24/7 của Myway Cargo: 0354044889


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
0.13277 sec| 1997.531 kb
Chat hỗ trợ
Chat ngay